CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BIA

Tính chất của nước thải sản xuất bia

Nguyên liệu chính để sản xuất bia là mạch nha, gạo và nước. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số phụ liệu khác gồm men bia, hoa houblon và các phụ gia tạo hương vị đặc trưng.

Nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải nhà máy bia:

Nấu- đường hóa: Nước thải nhà máy bia của các công đoạn này giàu các chất hydroccacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón… cùng với xác hoa, một ít tannin, các chất đắng, chất màu.

Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải nhà máy bia của công đoạn này rất giàu xác men– chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.

Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, bia chảy tràn ra ngoài…

Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:

Nước lẫn bã mạch nha và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra khỏi bã.

Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác.

Nước rửa chai và két chứa.

Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.

Nước thải từ nồi hơi.

Nước vệ sinh sinh hoạt.

Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l), cacbonat thấp.

Nước thải nhà máy sản xuất bia thường có các chỉ tiêu sau:

Các chỉ tiêu hóa lí và sinh hóa của nước thải của nhà máy sản xuất bia

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Đầu vào

QCVN 40:2011/BTNMT (B)

1

pH

4,5 -11

5.5-9

2

BOD5

mg/l

600 – 1400

50

3

COD

mg/l

1300 – 3000

150

4

TSS

mg/l

300

100

5

Tổng N

mg/l

45

40

6

Tổng P

mg/l

16

6

7

Tổng Coliform

MPN/100ml

10000

5000

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý

Bước 1:Nước thải thu gom được dẫn về bể điều hòa. Trước khi vào bể điều hòa, nước thải qua thiết bị tách rác nhằm tránh hư hại bơm hoặc tắc nghẽn các công trình phía sau. Lượng rác thu được có thể được tập trung xả thải đúng quy định, hoặc đốt.

Bước 2:Bể phản ứng kết hợp lắng Lamen hoạt động theo nguyên tắc kết hợp, bổ sung thêm hóa chất để tăng khả năng kết hợp các hạt cặn trong nước. Nước thô sau khi trộn với hóa chất keo tụ được cấp vào bể theo chiều từ trên xuống. Tại ngăn phản ứng trung tâm, nước tiếp xúc với hóa chất keo tụ và được trộn đều bằng cánh khuấy, hình thành các bông cặn và được lắng xuống trong bể lắng lamen với tấm lắng lamen kiểu đan chéo.

Bước 3 :Công nghệ sử dụng các chất có thể oxy hoá sinh hoá chủ yếu hoàn thành trong khi các Nitơ - Amonia sẽ chuyển thành Nitrat bởi quá trình nitrat hoá bằng các vi sinh vật Nitrifers và khử BOD bằng các vi sinh vật Carboneus, oxy được lấy nhờ tiếp xúc với không khí khi các đĩa quay quay.

Nước sau quá trình xử lý sinh học tự chảy sang ngăn bơm trung chuyển. Từ ngăn trung chuyển, nước thải được bơm sang bể lọc.Các sinh khối được tạo ra trong quá trình xử lý sinh học sẽ được làm sạch theo phương thức lọc ngược sử dụng vật liệu lọc DHY-03.Sau quá trình xử lý sinh học nước thải sang ngăn tiếp xúc khử trùng và xả vào hệ thống thoát nước chung.

Chất lượng nước đạt được sau xử lý là cột B - theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT.

Có thể bạn quan tâm
Đối tác